KINH NGHIỆM THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN DỤNG MÀ BẠN NÊN BIẾT

Dưới đây là kinh nghiệm thi công xây dựng nhà ở mà bạn nên tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất và tránh được những phát sinh về sau nhằm tiết kiệm chi phí và quá trình thi công diễn ra suôn sẻ. Hãy cùng An Gia tìm hiểu bài viết này nhé.

1. Thi công xây dựng nhà ở dân dụng cần phải có bản thiết kế kết cấu

Trước khi tiến hành thi công xây dựng nhà ở, cần phải có bản vẽ thiết kế kết cấu nhà ở chi tiết nhất. Nhiều gia đình vì muốn tiết kiệm chi phí nên không thuê đơn vị thiết kế, điều đó dẫn đến nhiều phát sinh về sau như tường rạn nứt, chống nóng kém hay phòng ngủ quá hẹp, phòng bếp quá rộng hoặc WC, đường điện, đường nước không thuận tiện…Một khi nhà đã xây lên rồi thì không thể đập đi xây lại nên đành ngậm ngùi sửa chữa, cơi nới 1 số chỗ. Như vậy, vừa tốn kém vừa mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chính vì vậy, để tránh phát sinh không đáng có, việc thuê đơn vị thiết kế uy tín là điều vô cùng cần thiết.

Khi bạn thuê thiết kế, thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế bản vẽ cấu tạo, chi tiết cố thép gia cường cho các cấu kiện dầm, sàn, cột, móng của căn nhà… và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thi công, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà.

Trên thực tế, kết cấu ngôi nhà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, độ bền của toàn bộ ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cần biết rõ tải trọng và chiều cao tầng để bố trí sắt thép hoặc dầm cho đủ độ an toàn (khi chạy nhảy sàn nhà sẽ không bị rung).

ban ve thiet ke thi cong nha o 1
Bản vẽ thiết kế kết cấu nhà ở có vai trò quan trọng trong quy trình thi công xây dựng

Qua bản thiết kế, kiến trúc sư đã vẽ chi tiết đường dẫn điện nước cho toàn bộ căn nhà. Căn cứ vào đó, khi thi công xây dựng nhà ở, các kỹ sư sẽ bố trí và tính toán thống kê vật tư cho gia chủ chỉ việc mua sắm vật tư hay giao khoán cho đội thợ (tùy thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên).

Bên cạnh đó, gia chủ cần kiểm tra lại thật kỹ bản vẽ, hồ sơ, hợp đồng thi công xây dựng để đảm bảo mọi việc sẽ diễn ra đúng trình tự, suôn sẻ, không có sai sót, vướng mắc.

2. Chuẩn bị gì trước khi tiến hành thi công nhà ở dân dụng

Chủ nhà cần phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu xây dựng: gạch, ngói, sỏi, cát, sắt thép, xi măng… và các loại máy móc cần thiết, vật tư điện nước dự trù, nhân công phục vụ quá trình thi công nhà ở. Chủ nhà cần lắp các biển báo xây dựng công trình: biển thông tin, nội quy công trình, biển báo an toàn lao động, biển cảnh báo,… để đảm bảo an toàn lao động.

vat lieu xay dung can chuan bi khi thi cong nha o
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu, trang bị xây dựng

Nếu gia đình bạn thuộc diện phải xin phép xây dựng và thông báo đến chính quyền địa phương thì chủ nhà cần phải thông báo ít nhất là 7 ngày trước khi tiến hành khởi công.

Đồng thời, chủ nhà cũng nên thông báo cho các gia đình xung quanh tạo điều kiện hợp tác để tiến hành thi công nhà ở một cách thuận lợi và vui vẻ nhất. Bởi trong quá trình tiến hành xây dựng, công trình của bạn chắc chắn gây ảnh hưởng ít nhiều đến giao thông của khu vực bạn sinh sống, gây ô nhiễm về nhiều mặt.

Nếu là các công trình xây dựng xen kẽ thì trước khi khởi công, chủ đầu tư phải lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận để làm cơ sở giải quyết khiếu nại khi xảy ra hư hỏng công trình lân cận. Quy trình xây dựng nhà dân dụng cần phải có hồ sơ phải có sự xác nhận của các bên và có thể lập bằng cách đo vẽ, lập sơ đồ.

3. Giám sát quá trình thi công

Nếu chủ nhà có kiến thức và kinh nghiệm xây dựng thì có thể tự giám sát thi công. Nhưng tốt nhất là nên thuê người có trình độ giám sát thi công. Giám sát thi công là người đảm bảo cho các công đoạn được thực hiện đúng kỹ thuật và theo quy trình. Đây là công việc rất quan trọng. Người giám sát có thể tư vấn cho chủ nhà những cách để giảm thiểu chi phí, sử dụng và quản lý vật tư hiệu quả.

thi cong nha o dan dung 1
 Ngôi nhà 2 tầng đang trong quá trình thi công

=> Xem thêm: Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

4. Bàn giao nghiệm thu và đi vào sử dụng

Tùy vào diện tích xây dựng mà thời gian thi công công trình sẽ nhanh chậm khác nhau. Nếu là các công trình như nhà cấp 4 hoặc nhỏ hơn 3 tầng, thời gian thi công dao động từ khoảng 4 đến 8 tháng là hoàn thiện.

Sau khi đã hoàn thiện nhà, đơn vị thi công sẽ vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp bàn giao lại công trình để chủ đầu tư nghiệm thu.

Tóm lại, chủ nhà cần nắm rõ các bước tiến hành thi công nhà ở dân dụng gồm:

  • Bước 1: Lập tiến độ thi công xây dựng nhà dân dụng

  • Bước 2: Chuẩn bị trước khi tiến hành thi công: hồ sơ, giấy tờ, bản thiết kế, vật liệu xây dựng…

  • Bước 3: Tiến hành thi công phần móng

  • Bước 4: Tiến hành thi công các sàn tầng 1,2,3…

  • Bước 5: Thi công xây tường, trát tường

  • Bước 6: Thi công làm trần thạch cao.

  • Bước 7: Thi công biện pháp chống thấm

  • Bước 8: Thi công cán nền, ốp gạch.

  • Bước 9: Thi công ngạch cửa, bậc cầu thang, đá ốp tường (nếu có)

  • Bước 10: Gắn cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, tủ bếp..

  • Bước 11: Sơn nhà 

  • Bước 12: Công tác dọn vệ sinh bàn giao nhà. 

    hoan thien don ve sinh nha moi xay xong
     Công tác dọn vệ sinh nhà trước khi bàn giao
 

Trên đây là một số kinh nghiệm được chia sẻ từ các kỹ sư hàng đầu về xây dựng. Đồng thời, đó cũng là các kinh nghiệm được An Gia tổng hợp lại từ quá trình đảm nhận thi công xây dựng nhà ở.

Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm kiến thức và thông tin hữu ích để chuẩn bị xây cho mình một không gian sống như ý. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị xây dựng uy tín, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hãy nhanh tay gọi đến An Gia qua hotline 0915.116.881  để được tư vấn chi tiết.

 

 

 

 

Share: